Friday, October 7, 2016

Savoir où le bât blesse


Connaître les peines cachées, les ennuis secrets de quelqu'un.
Theo tự điển Robert, "bât" là cái đồ dùng thường làm bằng cây, ngày xưa, đặt trên lưng con vật (lừa, ngựa...) chuyên chở nặng ("un dispositif, généralement en bois, que l'on place sur le dos de l'animal pour le transport de leur charge").

Người ta, từ thế kỉ XV khi xuất hiện thành ngữ này (expression) trong tiếng Pháp, cũng biết rằng nếu cái cây này đặt không khéo hoặc đồ vật chuyên chở nặng quá, có thể làm cho con vật bị thương đau. 


Nhưng chỉ khi gỡ cái cây đó ra khỏi lưng con thú mới nhận ra vết thương, hoặc lúc thấy con vật tỏ ra cáu kỉnh ngang chướng mới hay.

Chẳng khác nào nàng Kiều riêng mang một nỗi đoạn trường...

"Một mình mình biết một mình mình hay."
(Truyện Kiều, câu 2674)















Sunday, October 2, 2016

Il y a anguille sous roche


Il y a quelque chose de caché, une perfidie qui se prépare.
L'affaire n'est pas claire.



Lươn (anguille) là một loài cá, thân dài giống rắn, da trơn tuột, thích sống ban đêm. Ban ngày nó hay trốn dưới những kẽ đá (roche).

Có lẽ vì thế gợi ra ý: "có cái gì che giấu hoặc mờ ám".

Theo nhà làm t điển (lexicographe) Pierre Guiraud, thành ngữ này có thể là kết quả sự liên tưởng giữa "anguille" và hai dạng cổ trong tiếng Pháp của động từ "guiller".

> "guiller" thứ nhất có nghĩa là "tránh chiến đấu, luồn lách" (éviter le combat, se faufiler).
> "guiller" thứ hai lấy gốc từ francique "wigila" (= ruse, astuce: "mánh, mẹo") và có nghĩa là "lừa gạt" (tromper).

Tiếng Việt có hai chữ "lươn lẹo" khá giống với thành ngữ tiếng Pháp "anguille sous roche": lắt léo, không ngay thẳng, không đàng hoàng, ám muội, mờ ám, lường gạt, v.v.












Thursday, September 29, 2016

Aux calendes grecques


Jamais
ou dans très longtemps.

image Internet
Dưới đời Jules César, vào khoảng năm 45 trước CN, hệ thống lịch la-mã được tổ chức lại theo luật vận hành của các sao trời: một năm có 365 ngày, với năm nhuận 4 năm một lần. Những ngày đầu mỗi tháng (calendes), là những ngày mà con nợ (débiteurs) phải lo trả nợ (dettes) ghi trong sổ sách (livres de comptes, tức calendaria).

Nhưng người Hi Lạp (Grecs) ở xa về phía Đông, chẳng cần biết gì về phép lịch có những calendes như trên.

Hoàng đế Auguste là người đầu tiên dùng thành ngữ "aux calendes grecques": để chỉ một kì hạn mà người ta (chẳng hạn: bị vỡ nợ, débiteurs non solvables) sẽ không bao giờ tôn trọng.

Tiếng Việt có cách nói tương tự: "đến Tết Maroc".














Faire la cour (à quelqu'un)


Chercher à séduire une autre personne en vue d'une relation amoureuse.

http://fr.wikihow.com/embrasser-quelqu%27un-avec-passion

Trong sách "Dans le jardin des mots" của bà Jacqueline de Romilly (1) có một bài giải thích khá thú vị.

Chữ "cour" đầu tiên là chỉ cái sân nhà. Ở nhà quê, một chỗ nhỏ thấp trong sân thường dành để nuôi gà vịt, nên có từ "basse-cour". Ở lâu đài, tất nhiên sân phải to lớn: người ta gọi là "cour d'honneur" (sân danh dự).

Ngày xưa, thời còn lãnh chúa, các chư hầu (vassal) hội họp trong sân lãnh chúa để nhận mệnh lệnh hoặc phân xử. Do đó chữ "cour" mang thêm một nghĩa cao hơn, nghĩa là tòa án (tribunal). Tiếng Pháp từ đó có thêm những từ ngữ như: "Cour de cassation" (Tòa phá án), "Haute Cour de justice" (Cao đẳng pháp viện), v.v.

Nhưng các lãnh chúa hẳn nhiều quyền hành thế lực, cũng như các ông vua về sau, có lắm người bao quanh cung kính, vâng lời, hầu hạ, mà cũng để mong chờ tước vị. Tiếng Pháp chỉ chung những người này thuộc vào sân chầu ("appartenir à la cour", "faire partie de la cour"). Người Pháp nói "faire sa cour au roi" là theo nghĩa đó.

Dần dà, thành ngữ này lan rộng sang lãnh vực ái tình. Và khi nói "faire la cour" thì có nghĩa là "làm xiêu lòng, quyến rủ".


Trong Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam của Lê Ngọc Trụ (2) có thí dụ sau: Cả ngày chỉ biết cua gái.

Ghi chú


(1) Jacqueline de Romilly (1913-2010): Chuyên gia Văn minh và Ngôn ngữ Hy Lạp, nhà văn, giáo sư ở Collège de France, thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp. "Dans le jardin des mots" là nhan đề cuốn sách tập họp khoảng 200 bài đăng trên báo Santé Magazine (từ năm 1998 đến năm 2006), trong mục "Santé de la langue", gồm những nhận xét, lời bình chuyên về ngôn ngữ Pháp.
(2) Nhà xuất bản TP HCM, 1993.